Tá dược: dung dịch D-sorbitol, steviosid, malic acid, natri benzoat, huong tutti frutti aroma, ethanol, nước tinh khiết
2. Công dụng của FUCALMAX
Thiếu calci do nhu cầu phát triển (sinh trưởng, thời kỳ mang thai, cho con bú).
Loãng xương do nhiều nguyên nhân khác nhau: mãn kinh, lớn tuổi, điều trị bằng corticoid,cắt dạ dày, nằm bắt động lâu.
Điều trị phối hợp trong còi xương và nhuyễn xương.
Phòng ngừa tình trạng giảm sự khoáng hóa xương ở giai đoạn tiền và hậu mãn kinh.
3. Liều lượng và cách dùng của FUCALMAX
Liều dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 2 ống/ngày.
- Trẻ từ 6-10 tuổi: 1 ống/ ngày
Cách dùng:
Liều dùng hàng ngày nên được chia thành 3-4 lần dùng,
Uống sau khi ăn 1-1,5 giờ.
4. Chống chỉ định khi dùng FUCALMAX
Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
Bệnh thận nặng, tăng calci huyết, u ác tính phá hủy xương, tăng calci niệu, loãng xương do bất động.
Người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis)
5. Thận trọng khi dùng FUCALMAX
Tăng calci máu: Tăng calci máu hiếm gặp khi sử dụng calci đơn độc, nhưng có thể xảy ra khi dùng liều cao trên bệnh nhân suy thận mạn. Vì tăng calci máu nguy hiểm hơn so với hạ calci máu, cần tránh bổ sung calci quá mức cho các trường hợp hạ calci. Nên giám sát nồng độ calci
máu thường xuyên, cần duy trì nồng độ calci máu trong khoảng 9 - 10,4 mg/dI, và nồng độ calci máu nói chung không được vượt quá 12 mg/dl.
Cần thận trọng khi dùng muối calci trên các bệnh nhân bị bệnh sarcoidosis, bệnh tim hoặc bệnh thận, và trên bệnh nhân đang dùng thuốc nhóm glycosid trợ tim (xem thêm mục Tương tác thuốc).
Sỏi thận: Do thành phần chủ yếu của sỏi thận là các muối calci, từ lâu nay chế độ ăn uống calci đã được coi như một nguyên nhângóp phần vào nguy cơ sỏi thận và hạn chế lượng calci đưa vào cũng từ lâu nay được coi như một biện pháp hợp lý để ngăn chặn hình thành sỏi thận. Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng có sự khác biệt giữa chế độ ăn giàu calci và dùng chế phẩm bổ sung calci: chế độ ăn giàu calci có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận, ngược lại chế phẩm bổ sung calci lại làm tăng nguy cơ này. Lý do có thể liên quan đến oxalat, chế độ ăn giàu calci có thể làm giảm hấp thu oxalat qua đường tiêu hóa và lượng calci lớn đưa vào cơ thể có thể làm giảm bài xuất oxalat qua nước tiểu, dẫn đến làm giảm nguy cơ tạo sỏi; ngoài ra còn có thể liên quan đến một số yếu tố khác có trong thực phẩm có nguồn gốc từ sữa (nguồn thực phẩm bổ sung calci), nhưng không có trong chế phẩm bổ sung calci.
6. Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai và cho con bú dùng theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
7. Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng.
8. Tác dụng không mong muốn
Tác động trên đường tiêu hóa: Muối calci dùng đường uống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.
Muối calci cũng có thể gây táo bón.
Tăng calci máu: tăng calci máu hiếm gặp khi sử dụng calci đơn độc, nhưng có thể xảy ra khi dùng liều cao trên bệnh nhân suy thận mạn. Tăng calci máu nhẹ có thể không triệu chứng hoặc có các biểu hiện như táo bón, chán ăn, buồn nôn, và nôn mửa, tăng calci máu rõ có thể biểu hiện
những thay đổi tâm thần như lú lẫn, mê sảng.
Hướng dẫn xử trí ADR
Tăng calci máu nhẹ thường dễ dàng kiểm soát được bằng cách giảm lượng calci đưa vào cơ thể (giảm liều hoặc ngừng bổ sung calci); các trường hợp tăng calci máu nặng có thể cần phải điều trị đặc hiệu (ví dụ như thẩm tách máu).
Thông báo ngay cho bác sĩ các tác dụng không mong muỗn gặp phải khi dùng thuốc.