Hỗ trợ 24/7
098 761 55 44Răng buốt khi nhai kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe do việc hấp thụ chất dinh dưỡng cơ thể không được đảm bảo. Vì vậy cần có cách giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Những cơn ê buốt răng xuất hiện với các cường độ khác nhau, khi thì vài phút, vài giờ và có những trường hợp kéo dài ngày qua ngày. Tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau mà cơn ê buốt của răng sẽ báo hiệu mức độ trầm trọng của vấn đề.
Sâu răng và viêm tủy răng là loại bệnh răng miệng liên quan đến cấu trúc răng. Bệnh khởi phát từ những tổn thương của men răng, sau đó lan dần xuống phần ngà và tủy của răng.
Khi sử dụng thức ăn, các thành phần axit hay do nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh sẽ dẫn đến sự kích thích các mô ngà đã bị lỗ sâu răng ăn sâu, gây nên trạng thái ê buốt. Bên cạnh đó, các tế bào và lượng máu lưu thông hoạt động làm gia tăng áp lực bên trong tủy viêm sẽ khiến bạn cảm nhận được những cơn đau, buốt tận óc gáy.
Khi răng gặp tình trạng chấn thương như nứt, gãy, mẻ, vỡ,... sẽ làm lớp men răng tổn thương dẫn đến các lớp ngà răng và tủy răng bị lộ ra ngoài. Đây là khu vực rất nhạy cảm, dễ xảy ra phản ứng ê buốt khi tiếp xúc với các loại đồ ăn có tính chất kích thích.
Cần có những biện pháp giải quyết hình thái răng để ngăn ngừa các loại vi khuẩn tấn công, đặt bạn vào tình huống, rủi ro nguy hiểm hơn.
Theo quy luật tự nhiên, răng sẽ bị mài mòn theo thời gian do lực ma sát khi nhai. Hiện tượng này rất phổ biến và không thể tránh khỏi ở những người lớn tuổi.
Khi răng bị mài mòn tới một mức độ nào đó, ngà răng và tủy răng sẽ bị lộ ra ngoài gây cảm giác ê buốt khi nhai thức ăn.
Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị mài mòn nhanh hơn thông thường và hậu quả là răng bị ê buốt khi nhai. Do vậy, bạn có thể hạn chế bằng các hành động nhỏ như thay đổi thói quen đánh răng quá nhiều lực, không dùng răng để mở các vật cứng, nghiến răng khi ngủ,...
Viêm nướu răng lâu ngày sẽ làm tụt lợi ở chân răng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn bình thường, gây đau nhức và ê buốt răng nghiêm trọng. Biểu hiện là các nướu răng sưng phồng, chuyển dần sang đỏ thẫm hay tím thẫm.
Mặc dù đây chỉ là bệnh lý răng miệng thông thường nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan, phải đến các cơ sở y tế thăm khám và chữa trị kịp thời. Nếu không sẽ để lại các biến chứng nghiêm trọng về sau như mất răng vĩnh viễn, viêm nhiễm vùng nha chu,...
Nếu răng của bạn trong trường hợp bị sâu, viêm tủy hay mòn răng,... bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ các tác nhân gây hại đến răng và tiến hành chữa tủy nếu có tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bạn có thể được áp dụng kĩ thuật trám răng để phục hình bề mặt răng đã bị sâu hỏng, mòn men.
Bọc răng sứ là phương pháp để bảo vệ lớp răng thật bên trong khỏi các vi khuẩn, nấm gây hại.
Trong trường hợp xấu nhất, bạn sẽ phải nhổ răng và thực hiện biện pháp trồng răng giả cho phù hợp vì răng đã tổn thương quá nặng, không thể điều trị được nữa.
Một số biện pháp phòng ngừa răng bị ê buốt khi nhai có thể kể đến như:
Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm và thực hiện chải răng đúng cách, đúng quy trình chỉ định của nha sĩ để hạn chế tổn thương đến nướu răng.
Dùng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm để hạn chế các khả năng kích ứng.
Đảm bảo vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ.
Dùng chỉ nha khoa để lấy đi các mảng bám thức ăn ở kẽ răng.
Bạn có thể sử dụng nước súc miệng để sát khuẩn cho khoang miệng hiệu quả, ngăn ngừa các loại bệnh về răng miệng.
Chế độ ăn uống giàu canxi, hạn chế thực phẩm có hàm lượng đường cao cũng như có tính axit, nhiều phẩm màu,... chính là biện pháp bảo vệ răng miệng đơn giản.
Đeo máng răng có thể giúp bạn giảm thiểu tình trạng ê buốt răng và hạn chế những tổn thương cho men răng khi bị mài mòn.
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, nghiêm trọng từ răng, bạn nên lập tức đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để được chữa trị kịp thời. Vì có khả năng đây là biểu hiện của các loại bệnh lý nguy hiểm khác.
Răng bị ê buốt khi nhai không gây quá nhiều nguy hiểm cho tình trạng sức khỏe của bạn nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sống thường nhật. Vì vậy, hãy chọn riêng cho mình những biện pháp phòng ngừa phù hợp để bảo vệ răng miệng một cách hiệu quả nhất.
Nguồn tin: Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn