Phân biệt bệnh nhiệt miệng và chân tay miệng

Thứ ba - 07/06/2022 05:52
Bệnh nhiệt miệng và chân tay miệng là 2 bệnh khá phổ biến nhưng có nhiều đặc điểm giống nhau khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Việc nhầm lần này khá nguy hại vì sẽ dẫn đến việc chăm sóc và điều trị bệnh sai lệch, có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Vậy để phân biệt 2 bệnh lý này cần dựa vào những đặc điểm nào? Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:

Nhiệt miệng có dấu hiệu như thế nào?

Nguyên nhân bị nhiệt miệng ở trẻ em là gì, cách điều trị thế nào cho con mau khỏi bệnh?

Nhiệt miệng được giới y khoa gọi là bệnh viêm loét miệng. Đây là bệnh khá phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, với tỷ lệ mắc bệnh lên đến 20% dân số.

Biểu hiện khi trẻ bị nhiệt miệng là trong miệng trẻ có một hay nhiều vết loét nhỏ ở lưỡi, môi, niêm mạc má, vòm họng. Vết nhiệt miệng có thể xuất hiện từng vết đơn lẻ hoặc tập trung thành từng cụm.

Mẹ có thể dễ dàng quan sát thấy vết loét trong miệng trẻ có hình tròn hoặc hình bầu dục, với kích thước chỉ khoảng 2-10 milimet. Ngay phần trung tâm, vết nhiệt miệng có màu trắng xám hay vàng nhạt. Viền xung quanh vết nhiệt miệng có màu đỏ tươi do tình trạng viêm gây ra.

Vết nhiệt miệng khiến trẻ đau rát, khó chịu. Đặc biệt, trẻ sẽ vô cùng đau đớn khi ăn uống hoặc nói chuyện. Do đó, trẻ bị nhiệt miệng thường bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc, chảy nước miếng, khó ngủ…

Nguyên nhân nhiệt miệng ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng, nhưng thường gặp nhất là:

  • Do các tổn thương niêm mạc miệng từ những tác động cơ học của trẻ như trẻ tự cắn vào lưỡi hay niêm mạc miệng
  • Thức ăn cứng gây trầy xước niêm mạc miệng hoặc bàn chải đánh răng có lông cứng
  • Trẻ đánh răng chưa đúng cách, chải răng và nướu quá mạnh…
  • Những tổn thương do nhiệt như thức ăn quá nóng cũng sẽ làm niêm mạc miệng của trẻ bị bỏng, dẫn đến lở loét
  • Do thiếu các vitamin và chất khoáng cần thiết như vitamin B12, vitamin C, sắt, a-xít folic…
  • Ngoài ra, căng thẳng, lo âu cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ

Các triệu chứng bệnh nhiệt miệng ở trẻ thường gặp

Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ nhỏ. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn nơi vết loét, thậm chí một số trẻ không chịu ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp:

  • Sốt đột ngột
  • Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng
  • Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi
  • Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu
  • Đau trong miệng
  • Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn

Bé bị nhiệt miệng, lở miệng nên làm gì?

Theo các chuyên gia y tế, hầu hết trẻ bị nhiệt miệng đều có nguyên nhân lành tính và thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Do đó, phương pháp điều trị nhiệt miệng ở trẻ chủ yếu vẫn là giảm đau và làm sao để các vết loét miệng mau lành. Cụ thể, các chuyên gia khuyến cáo:


Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em - Thầy Thuốc Việt Nam
Trẻ bị nhiệt miệng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào loại virus mà bé mắc phải
  • Nên ăn cháo, soup, sữa: Mẹ không nên cho trẻ bị nhiệt miệng ăn các món cay, nóng, thay vào đó, hãy cho trẻ ăn đồ nguội, mềm, dễ nuốt, giàu chất dinh dưỡng như cháo, soup, sữa, bánh flan…
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Mẹ hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, và súc miệng nước muối loãng. Ngoài ra, mẹ nên chọn cho trẻ những bàn chải có lông mềm, sẽ giúp trẻ bớt đau miệng và chảy máu khi đánh răng trong lúc các vết nhiệt miệng chưa lành.
  • Ăn nhiều rau quả, những món ăn giải nhiệt: Rau củ quả những thực phẩm giàu vitamin, muối khoáng và chất xơ, có tác dụng rõ rệt trong phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ đừng ngần ngại tăng cường rau củ quả vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ nhé!
  • Bổ sung vitamin: Mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung một số thuốc bổ chứa nhiều vitamin C, B2 và đặc biết là Runtin 
Runtin C - Hỗ trợ tăng sức đề kháng
                                      Runtin C dạng ống, sễ uống phù hợp cho mọi lứa tuổi

Cần phân biệt trẻ bị nhiệt miệng, nhiệt lưỡi với bệnh tay chân miệng

Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, khi trẻ xuất hiện các vết nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, mẹ cần lưu ý, có thể đó là triệu chứng của bệnh tay chân miệng – một bệnh lý dễ lây lan nhưng lại có thể gây tử vong cho trẻ.

Khi miệng bị nhiệt, vùng duy nhất chịu ảnh hưởng là niêm mạc miệng. Chỉ khi bệnh trở nặng thì mới khiến bệnh nhân sốt và có thể mọc hạch ở hàm.

Trong khi đó bệnh tay chân miệng lại gây tổn thương da ở các vùng khác ngoài miệng và triệu chứng sốt sẽ xuất hiện trước khi miệng bị nhiệt. Trẻ mắc bệnh này còn có những triệu chứng nôn ói, tiêu chảy. Bên cạnh đó, trẻ còn xuất hiện nhiều vết hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, chân, mông, gối, nhưng, vết loét ở miệng vẫn là nhiều nhất.

Tuy nhiên, các mẹ không nên tự đoán bệnh cho trẻ mà nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh, từ đó, có những hướng dẫn chăm sóc, theo dõi trẻ đúng đắn nhất.

Dù trẻ bị nhiệt miệng ở mức độ nào đi nữa, vẫn có những giải pháp giúp các vết loét không trở nên trầm trọng, bớt đau và nhanh khỏi hơn. Quan trọng nhất là các mẹ hãy trang bị kiến thức đầy đủ để triệt tiêu những vết nhiệt miệng cho trẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

👉Liên hệ với Đội ngũ Dược sĩ NT Bích Hạnh để được hỗ trợ, tư vấn sản phẩm phù hợp với sức khỏe của Trẻ và cả Gia Đình!
———🍀🍀🍀———
NHÀ THUỐC BÍCH HẠNH Thuốc Tốt - Tâm An - Khỏe Mạnh
🏥 Chi Nhánh1: 323 Phan Văn Trị-P11-Q. Bình Thạnh.
Zalo + SĐT : 098.761.5544
🏥 Chi Nhánh2: 446 Nơ Trang Long-P13-Q.Bình Thạnh.
Zalo + SĐT : 090.671.0549

Nguồn tin: Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
s