Bệnh đậu mùa khỉ - Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Thứ tư - 27/07/2022 06:38
Vi rút đậu khỉ, tương tự như đậu mùa, thuộc chi Orthopoxvirus. Mặc dù tên của nó, các loài linh trưởng không phải là người không phải là vi rút của khỉ. Mặc dù vật chủ chưa được xác định rõ, nhưng các sinh vật nghĩ tới hàng đầu là loài gặm nhấm và sóc nhỏ trong rừng nhiệt đới của Châu Phi, chủ yếu ở phía tây và trung tâm Châu Phi.
Bệnh đậu khỉ, một bệnh hiếm gặp, gây ra bởi vi rút đậu khỉ. Vi rút này có cấu trúc và tính chất gây bệnh tương tự như thủy đậu nhưng bệnh canh thường nhẹ hơn.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ?

Căn bệnh này có nguồn gốc từ rất lâu, được tìm thấy từ các xác ướp Ai Cập có tuổi trên 3.000 năm hoặc trong các ghi nhận ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Nguyên nhân gây bệnh này là do virus variola. Virus này có kích thước khoảng 200nm, có hệ di truyền là DNA sợi đôi. Trong phân loại nó thuộc chi Orthopoxvirus.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết nếu bạn gặp một số biểu hiện như: Sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban,....Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn người bệnh đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 - 3 ngày.
Mặt là bộ phận đầu tiên xuất hiện và sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận còn lại trên cơ thể.Ban đầu mụn có mủ nước sẽ chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau đó sẽ phát tán và số nốt có thể đến hàng nghìn. Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 - 4 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày

5 dấu hiệu để phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với thủy đậu
                                  Bệnh đậu mua khỉ (hình ảnh sao chép mạng)

Hiện tại triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đang được theo dõi để làm rõ. Trước tiên nguy cơ lây bệnh được xác định có thể là liên quan đến vấn đề giọt bắn ở đường hô hấp. Khi sống chung hay dùng chung đồ với người mắc bệnh đậu mùa khỉ bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên hiện tại những trường hợp được ghi nhận là mắc đậu mùa khỉ chủ yếu nằm ở trẻ em.

2. Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm nguy hiểm thế nào?

Khác với covid 19, nguy cơ lây nhiễm đến từ giọt bắn. Nhưng bệnh đậu mùa khỉ lại lây nhiễm là tiếp xúc gần hay dùng chung đồ với người nhiễm bệnh. Chính vì thế cần tránh sử dụng chung đồ cá nhân hay giường ngủ với người đang nhiễm bệnh để tránh bị truyền nhiễm.

Dựa theo những phân tích y khoa, bệnh đậu mùa khỉ có 3 con đường lây nhiễm chính cần lưu ý:

  • Virus đậu mùa khỉ có thể lây lan từ động vật sang người qua vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh, khi tiếp xúc với động vật hoang dã, hoặc qua việc sử dụng các sản phẩm làm từ động vật bị nhiễm bệnh.
  • Virus đậu mùa khỉ cũng được truyền từ mẹ sang thai nhi.
  • Người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đó đang nhiễm bệnh
  • Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ cần 5 -21 ngày mới có thể nhìn thấy. Khi đó, da bắt đầu chịu tổn thương. Song song với tổn thương da là tổn thương đường hô hấp hay niêm mạc tại mắt, mũi, miệng. Đối với con người bệnh này có thể lây qua giọt bắn nhưng khoảng cách là ngắn nên nếu không tiếp xúc gần sẽ không dẫn đến lây nhiễm cao. Bạn có thể dựa vào đó để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh.

3. Đã có vắc xin phòng ngừa đậu mùa khỉ chưa ?
Về vắc xin phòng ngừa các bác sĩ vẫn trong quá trình nghiên cứu điều chế. Tuy nhiên bệnh còn khá mới chưa hoàn toàn có đủ dữ liệu thông tin nên chưa thể cho ra sản phẩm đảm bảo chính xác. Các vắc xin sẽ tiếp tục được phân tích thêm và thí nghiệm để có nhiều dữ liệu phản ứng. Khi vắc xin đảm bảo công hiệu lẫn an toàn bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng cho con người.
Một số loại vaccine đậu mùa cũng mang lại khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định đối với bệnh đậu mùa khỉ. Hiện nay đã có 1 loại vaccine mới hơn được phát triển (MVA-BN – còn gọi là Imvamune, Imvanex hoặc Jynneos) và được phê duyệt vào năm 2019 dùng trong phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, tuy nhiên vaccine này chưa được phổ biến rộng rãi.

4. Phương án phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ​​​​​​​​​​​​​​

  • Dù chỉ là một hành động đơn giản nhưng thói quen rửa tay đúng cách, thường xuyên với xà phòng sát khuẩn hoặc dung dịch rửa tay có cồn, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi ho và hắt hơi,… có thể giúp bạn phòng tránh được rất nhiều rủi ro mắc những bệnh truyền nhiễm.
  • Bên cạnh đó,cũng nên tự chăm sóc và bảo vệ bản thân mình khỏi những nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm như tập thói quen che miệng khi ho, đeo khẩu trang khi đang bệnh, vệ sinh tắm rửa cơ thể mỗi ngày, không đi chân trần, ăn bốc tay, ngậm mút tay và đồ chơi, không cắn móng tay hay dùng chung vật dụng cá nhân.

Hiện tại phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ đang được sử dụng biện pháp cách ly đồng thời là tiến hành vệ sinh sạch sẽ. Vì các bác sĩ nghiên cứu cho rằng sau 2 -4 tuần người mắc bệnh sẽ giảm nhẹ triệu chứng và bắt đầu tự khỏi bệnh. Tuy nhiên khi nhiễm bệnh bạn vẫn nên khám bệnh và sử dụng thuốc chống virus theo chỉ định bác sĩ để ngăn chặn nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ gây tổn thương nghiêm trọng trên da. Tuy bệnh còn mới nhưng bạn nên chú ý phòng ngừa theo chỉ định của bộ y tế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tác giả: Bích Hạnh Nhà thuốc

Nguồn tin: Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
s