TRIỆU CHỨNG, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ CHƯỚNG BỤNG ĐẦY HƠI

Thứ tư - 19/04/2023 07:00
Đầy hơi chứng bụng thường xuyên xuất hiện khi tình trạng dạ dày và ruột thừa bị dư thừa khí hơi khi làm cho bụng căng lên. Hiện tượng này thường không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt, tránh biến chứng xảy ra.

1. Nguyên nhân chướng bụng đầy hơi

Tình trạng đầy hơi kéo dài có thể xuất hiện và kết thúc nhanh chóng tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh gây ra. Thông thường, sau khoảng từ 3 đến 5 tiếng, sau khi thức ăn bạn tiêu thụ mà chưa được tiêu hóa thì sẽ gây ra tình trạng chướng bụng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chướng bụng đầy hơi kéo dài và xảy ra liên tiếp thì đó có thể xuất phát từ 1 vấn đề bệnh lý chứ không đơn thuần là do những nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt.

1.1. Nguyên nhân từ bệnh lý:

  • Nếu bạn bị chứng đầy hơi chướng bụng kéo dài mà không do các yếu tố về thói quen sinh hoạt thì nó có thể xuất phát từ bệnh ung thư buồng trứng. Để biết chắc chắn, bạn nên thăm khám để bác sĩ kiểm tra vùng xương chậu kỹ lưỡng hoặc siêu âm thông qua âm đạo để chẩn đoán xem có mắc bệnh hay không. Nếu bệnh được phát hiện càng sớm sẽ hữu ích trong việc điều trị.

  • Ung thư tử cung không chỉ gây ra tình trạng bị đầy hơi, ung thư tử cung còn gây ra tình trạng chảy máu âm đạo bất thường. Nếu nghi ngờ mình bị ung thư cổ tử cung bạn nên đi khám để được làm các xét nghiệm chẩn đoán vì nếu được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi rất cao.

  • Ung thư dạ dày thường ít khi gây ra các triệu chứng như đầy hơi chướng bụng, khó tiêu và cảm giác no ở vùng bụng trên. Nó thường gây ra các triệu chứng: buồn nôn, đau bụng,...

  • Đầy hơi chướng bụng kết hợp với vàng da, sụt cân, mất cảm giác thèm ăn và đau phần trên bụng, lan ra sau lưng có thể là những dấu hiệu cảnh báo của ung thư tụy. 

  • Viêm túi thừa là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm bên trong ruột. Nó thường đi kèm với đau bụng, căng tức bụng, giảm cảm giác ngon miệng, sốt và táo bón hoặc tiêu chảy.

  • Bệnh Crohn là 1 bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bệnh này cũng khá phổ biến ở các bệnh nhân bị các bệnh rối loạn tiêu hóa lâu năm, những người thần kinh căng thẳng và lo âu,...

Đầy hơi, chướng bụng và lời khuyên của thầy thuốc - Khám chữa bệnh, phổ biến kiến thức y học - Cổng thông tin điện tử Sở y tế Hà Nội
Tình trạng đầy hơi kéo dài có thể xuất hiện và kết thúc nhanh chóng tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh gây ra.

1.2. Nguyên nhân do thói quen sinh hoạt

- Thói quen tiêu thụ các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột hoặc các thực phẩm gây khó tiêu. Các thực phẩm khó tiêu là những thức ăn chứa nhiều tinh bột hoặc nhiều chất béo.

- Do sử dụng các chất kích thích: thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có gas.

- Thói quen ăn uống không khoa học. Nó có thể là thói quen vừa ăn vừa nói chuyện, vừa ăn vừa xem tivi, ăn nhanh và nhai không kỹ trước khi nuốt. Thời gian ăn thay đổi thường xuyên.

2. Triệu chứng chướng bụng đầy hơi

Tình trạng đầy bụng, chướng hơi xảy ra với nhiều triệu chứng khác nhau, biểu hiện cụ thể đó là

- Chướng bụng:  Hiện tượng xảy ra khi lượng khí khi trong tiêu hóa tăng quá mức. Bụng căng cứng, phình to ngay cả khi uống

- Đầy hơi: Có cảm giác no ở vùng bụng trên đi kèm với biểu hiện ợ hơi, xì hơi liên tục.

- Khó tiêu, ăn không tiêu: Đau bụng, khó chịu và đau ở phía trên đường tiêu hóa: thực quản, dạ dày và tá tràng. Người bệnh thường có cảm giác chán ăn, sợ ăn.

- Triệu chứng khác:  Biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy và táo bón kèm theo. Mệt mỏi, uể oải và thường xuyên cáu gắt

3. Đối tượng có nguy cơ mắc phải

  • Người già:

Tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu ở người già thường do hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng, chế độ ăn thiếu chất xơ, thiếu vận động,.... gây nên.

  • Trẻ em:

Trẻ nhỏ thường dễ bị đầy hơi, chướng bụng hơn người lớn do hệ tiêu hóa ở trẻ chưa hoàn chỉnh, hơn nữa khi khóc vô tình sẽ nuốt nhiều không khí và thành hơi trong đường ruột. Trẻ nhỏ bị đầy hơi thường khó chịu, quấy khóc,... lúc nào cũng có cảm giác chán ăn, sợ ăn. Nếu kéo dài có thể dẫn tới sự thiếu hụt dinh dưỡng. Ngoài ra, có những người mắc bệnh tiêu hóa: dạ dày, viêm đại tràng co thắt... cũng có nguy cơ bị chướng hơi, đầy bụng thường xuyên.

4. Cách điều trị chướng bụng đầy hơi:

- Duy trì thói quen uống từ 1,5l - 2l nước mỗi ngày

- Cung cấp thêm các loại trái cây sau các bữa ăn có nhiều chất đạm

- Thêm chất xơ vào chế độ ăn để tăng cường hệ tiêu hóa

- Thực hiện ăn chậm, nhai kỹ và ăn những miếng nhỏ khi ăn

- Hạn chế tối đa các loại thức ăn có độ cay, chua nhiều và hạn chế thức ăn có nhiều đường, dầu mỡ. Không nhai kẹo cao su.

- Tránh dùng thuốc lá và đồ uống có cồn

- Duy trì thói quen massage bụng để giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn và duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng. Giảm stress trong cuộc sống.

- Cần chú ý thăm khám hoặc nhận sự trợ giúp từ bác sĩ hoặc các nhân viên y tế để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi là lành tính hay không và cách khắc phục nó. Đặc biệt là khi bạn bị chướng bụng, đầy hơi kéo dài. Không được tự ý sử dụng thuốc mà không được chỉ định bởi bác sĩ. Nên xây dựng và duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý.

5. Cách phòng tránh chướng bụng đầy hơi

- Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung lê, táo, chuối, nho.... giúp cải thiện các vấn đề khó chịu trong đường ruột, đồng thời cải thiện rõ rối loạn tiêu hóa.
  • Tăng cường rau xanh trong khẩu phần ăn hằng ngày
  • Nên ăn gừng, tía tô, tỏi... bởi những thực phẩm này cũng như các vị thuốc có tác dụng kích thích bài tiết dịch mật, men tiêu hóa ở tuyến tụy, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, đồ mặn gây tích nhiều nước khiến bạn có cảm giác đầy bụng
  • Ăn sữa chua, mỗi hộp 1 ngày để cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột
  • Tránh sữa và các chế phẩm từ sữa, bởi nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất béo và đường lactosen khiến cho tình trạng đầy bụng khó tiêu thêm trầm trọng.
  • Không khuyến khích sử dụng rau sống, gỏi, sushi,... khi đang bị đầy hơi chướng bụng

TRƯỚC KHI XÉT NGHIỆM COVID-19 CÓ ĐƯỢC UỐNG RƯỢU KHÔNG?
Kiêng tuyệt đối rượu bia, đồ uống có ga.

- Chế độ sinh hoạt

  • Giữ chế độ dinh dưỡng khoa học: bổ sung nhiều rau quả, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia, uống đủ nước
  • Ăn đúng giờ, đủ bữa, nhai kỹ, ăn chậm, tập trung khi ăn
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức giúp kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quản
  • Ngủ đủ giấc, có thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
s